BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4
Chủ đề: Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4
Cuốn sách: Tướng Vương Thừa Vũ một người Hà Nội
Người giới thiệu: CBTV.
Địa điểm: Trường THCS Bát Tràng.
Thời gian: 5 /4/2021
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các em học sinh yêu quý!
Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, thư viện trường THCS Bát Tràng trân trọng giới thiệu tới độc giả cuốn sách tái hiện hình ảnh của một vị tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại.
Trân trọng những dóng góp to lớn trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ thủ đô của trung tướng Vương Thừa Vũ- Phó tổng tham mưu Trưởng Quân đội nhân Dân Việt Nam, năm 2015 Nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản cuốn sách “ Tướng Vương Thừa Vũ- Một người Hà Nội ” của thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, người đã gắn bó với tướng Vũ suốt một đời binh nghiệp. Cuốn sách sau khi ra mắt đã được đông đảo bạn đọc Thủ đô và cả nước trân trọng , yêu mến tìm đọc. Nhằm đáp ứng mong đợi của độc giả, Nhà xuất bản Hà Nội tái bản cuốn sách này trong mảng sách phổ thông của “ Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”.
Kính thưa các thầy cô giáo !
Thưa toàn thể các em học sinh yêu quý!
Trung tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi, sinh năm 1910 tại Vĩnh Ninh( huyện thanh trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Thuở thiếu thời ông sống cùng gia đình ở Côn Minh- Trung Quốc và được cha bồi đắp tinh thần yêu nước qua các tấm gương kiên trung bất khuất đẫ đi vào lịch sử dân tộc cùng thơ ca yêu nước của những nhà chí khí cách mạng. Cha ông cũng luôn khuyến khích, tạo điều kiện và tìm thầy dậy võ cho ông nên người. Được sự rèn cặp nghiêm khắc của cha và sự nỗ lực không mệt mỏi, chàng trai Hà Nội sớm trở thành một thanh niên võ nghệ cao cường luôn nung nấu ý chí căm thù giặc và mong muốn quay về quê hương tham gia cách mạng.
Năm 1941, ngay khi mới từ Côn Minh về ông đã tham gia phong trào yêu nước , bị Thực dân pháp bắt giam, tù đày, dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ nhưng với ý chí quật cường , tinh thần yêu nước nồng nàn ông đã vượt qua tất cả trở thành tướng giỏi, bôn ba chinh chiến trên nhiều mặt trận trong những chiến dịch lớn suốt hai cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc.Trong một thời khắc quan trọng ranh giới giữa sự sống và cái chết, ông đổi sang họ Vương- sau này theo gợi ý của bí thư Hà Nội Nguyễn Khang, ông thêm tên đệm Thừa Vũ vào thành tên chính thức theo ông suốt cuộc đời binh nghiệp.
Ông là người có nhiều công lao và kỷ niệm thăng trầm gắn bó với thủ đô Hà Nội vào những thời khắc quantrongj mang tính lịch sử sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời.