1. Sử dụng khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi
Phương pháp đầu tiên khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả được khuyên sử dụng nhất chính là đeo khẩu trang tại những khu vực đông người. Bất cứ nơi đâu xung quanh chúng ta cũng có thể trở thành nơi mà virus Corona có thể lây truyền; nhất là các địa điểm đông người. Hãy luôn sử dụng khẩu trang và hãy chắc chắn rằng nó đã che kín miệng và mũi, tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng nhằm hạn chế tiếp xúc với virus trong không khí.
Để hiệu quả và an toàn nhất bạn nên sử dụng các loại khẩu trang y tế có độ dày từ 3 lớp trở lên. Từ các loại khẩu trang y tế thông thường đến các loại khẩu trang chuyên dụng cho vùng nhiễm bệnh. Và một điều lưu ý khi sử dụng khẩu trang ý tế đó là bạn chỉ được sử dụng 1 lần. Nếu sử dụng lại liên tục sẽ khiến các mầm bệnh tồn tại và xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế bạn hãy chỉ nên sử dụng khẩu trang y tế dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang và không nên dùng khẩu trang vải thông thường.
Đeo khẩu trang đúng cách để tránh lây nhiễm vi khuẩn Corona
2. Rửa tay, súc miệng thường xuyên và đúng cách
Rửa tay đúng cách là thói quen thiết yếu cần được hình thành, đặc biệt với trẻ nhỏ. Bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn). Để khắc sâu thói quen này, nên gắn một bảng quy trình rửa tay chi tiết trên bồn rửa tay. Bạn cũng có thể dùng hộp đựng xà phòng tự động để giảm thiểu tiếp xúc với tay bẩn.
Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây
3. Ăn, uống ngủ nghỉ, thể dục thể thao hợp lý
– Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
– Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
Ăn thức ăn đã chế biến chín để đảm bảo có một sức khỏe tốt
4. Vệ sinh các thiết bị công nghệ
Điện thoại di động, bàn phím máy tính,… là nơi trú ngụ thường xuyên của virus. Bạn có biết là điện thoại di động có nhiều vi trùng hơn cả bệ toilet? Đó là bởi tay bạn thường xuyên chạm vào điện thoại ngay cả khi vừa mở vừa ăn uống hay cầm vào tay vịn trên các phương tiện giao thông công cộng. Thêm vào đó, các loại dầu trên da cũng khiến vi khuẩn phát triển mạnh.
Hãy hình thành thói quen hàng ngày vệ sinh tất cả các thiết bị công nghệ, trong đó có điện thoại di động và bàn phím. Hạn chế cho người khác mượn trong giai đoạn này bởi virus Corona có thể lây lan nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi khi sử dụng các thiết bị này.
Điện thoại di động, bàn phím máy tính,… là nơi trú ngụ thường xuyên của tất nhiều virus.
5. Mở cửa sổ để cho không khí lưu thông
Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Virus không thể tồn tại trong một không gian thông thoáng. Ở miền Bắc đang là mùa đông, nếu thời tiết lạnh, bạn nên mở cửa sổ khoảng 15-20 phút để tránh bị cảm lạnh. Trong lớp học và văn phòng, cũng nên có thói quen mở cửa sổ để thông gió.
Mở cửa sổ để không khi trong nhà được lưu thông
6. Lau dọn thường xuyên, đặc biệt là với các khu vực đi lại liên tục ở trong nhà
Vi trùng có thể bị đưa từ bên ngoài vào, đặc biệt là nếu các thành viên trong gia đình thường về nhà mà không thay quần áo hoặc tắm rửa ngay. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn bè và người thân đến thăm nhà trong mùa lễ hội.
Nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, nhất là những nơi nhiều người di chuyển.
Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh, hãy đảm bảo nhà được hút bụi và thường xuyên lau dọn, trong đó có lau sạch các tay nắm cửa ra vào bằng dung dịch nước ấm và giấm trắng (1/2 cốc cho 3-4 lít nước). Axit axetic trong giấm trắng sẽ diệt các vi khuẩn và virus hoặc bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
Lau dọn thường xuyên nhà cửa để giảm thiểu nơi trú ngụ của vi khuẩn
7. Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt – ho, cảm lạnh cảm cúm
Người bị nhiễm virus Corona thường sẽ có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở. Các triệu chứng giống như các loại bệnh cảm cúm thông thường. Vì thế, nếu bắt gặp người có dấu hiệu bệnh này, bạn hãy hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh, khuyên họ sử dụng khẩu trang và nhanh chóng đi khám.
Đối với bản thân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Nên tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt cao, khó thở
8. Khi Cần liên hệ thông báo thông tin với ai?
Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095.
Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:
- Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616
- Bệnh viện E: 0912.168.887
- Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712
- Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495
- Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768
- Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881
- Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010
- Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965
- Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226
Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.