Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực.Trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp THCS, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Dạy học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kĩ năng như:
+ Kĩ năng giao tiếp tương tác trò với trò: học sinh biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng; Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác; Biết ngắt lời một cách hợp lí; Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
+ Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên.
+ Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm, nhất là với học sinh gặp khó khăn về học tập.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây là kĩ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây nách lòng nhau. Vì thế trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như: sai, đúng mà cần thay vào đó những cụm từ: “Thế này sẽ tốt hơn”; “Tìm một giải pháp hợp lí hơn
Để hình thành kĩ năng hợp tác nhóm, giáo viên nên bắt đầu từ nhóm đôi.
Khi học sinh đã có kinh nghiệm, kĩ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn (nhóm 3,4 ). Số lượng thành viên trong nhóm chọn theo các năng lực đa dạng: Tốt, đạt, cần cố gắng. Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên là do nhóm đề xuất và thống nhất. Trách nhiệm này không phải cố định mà luân phiên.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể cần phải làm gì. Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn sai lệch của HS. giáo viên hạn chế mức thấp nhất việc nói của mình khi học sinh đang hoạt động nhóm.
Trong học tập hợp tác nhóm, trách nhiệm học tập của mỗi học sinh được chia sẻ. Mỗi thành viên có trách nhiệm giúp đỡ, động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh tham gia học hứng thú, sang tạo, hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
Sau đây là một số hình ảnh của tiết học:
Hoạt động vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của chương Dữ liệu và xác suất thực nghiệm
Hoạt động nhóm lập bảng thống kê từ dữ liệu đã thu thập được
Học sinh vẽ biểu đồ cột từ bảng thống kê
Cảm ơn cô giáo Phạm Thị Ngọc Hân đã thực hiện thành công tiết dạy Chuyên đề. Các con lớp 6D đã có một tiết học sôi nối, hào hứng và bổ ích!